Đa tiện ích từ sự cải tiến công trình Xanh
“Việc sử dụng các sản phẩm tấm lợp có công nghệ Thermatech® đạt chỉ số phản xạ năng lượng mặt trời 85%, giúp giảmsự hấp thụ nhiệt từ mặt trời và giảm năng lượng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa không khí.“
Song song với sự phát triển nhanh chóng của đô thị, việc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên đã để lại tác hại đối với môi trường. Trong bối cảnh này, việc tiếp cận những công trình xanh có thể cung cấp các bước đi thực tế trong sự phát triển bền vững của toàn cầu.
Các chuyên gia năng lượng cho rằng công trình xanh có thể tiết kiệm trung bình 30% mức tiêu thụ năng lượng hiện nay, cắt giảm lượng khí thải Carbon xuống 35%, cắt giảm mức tiêu thụ nước từ 30% đến 50% và giảm đi 50-90% chi phí xử lý chất thải.
Tại Việt Nam, khái niệm công trình xanh và tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận liên quan đã nổi lên trên các chuyên mục báo trong những năm gần đây và nhận được sự chú ý khá lớn không chỉ từ các kiến trúc sư mà còn từ các doanh nghiệp, nơi các vật liệu và các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường được chú trọng.
Xu hướng trên đã dẫn đến sự hình thành của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) – một thành viên của Hội đồng Công trình Xanh thế giới (WGBC) – vào tháng 7 năm 2007, nhằm thúc đẩy sự phát triển của các công trình bền vững, với khả năng thích ứng tốt hơn, nâng cao năng lực xây dựng và thỏa thuận về tiêu chuẩn cơ bản của công trình xanh.
Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất cho biết “Các nguyên tắc về tiêu chuẩn trong kiến trúc xanh là khá phổ biến trên thế giới, và ở Việt Nam, chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn mang tên Lotus. Tuy nhiên, có vài tiêu chí phát triển xanh được công nhận trên toàn cầu, kể đến như tiêu chuẩn LEED của Mỹ (Leadership in Energy andEnvironmental Design). Điều này cũng chứng tỏ tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiêu chuẩn về kiến trúc xanh thông qua việc cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường. Một ví dụ điển hình là tấm lợp thép mạ nhôm kẽmColorbond® Thermatech® của NS BlueScope Việt Nam, được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp có sự quan tâm tới môi trường”.
Ông Tất đồng thời cũng chỉ rõ các tiêu chí xanh của LEED bao gồm năm khía cạnh liên quan đến vị trívà hướng xây dựng, tiêu thụ nước, nội thất, vật liệu xây dựng và sử dụng năng lượng. Vật liệu xây dựng chiếm 14 trong số 100 điểm, trong khi vật liệu năng lượng hiệu quả đóng góp 35 điểm theo tiêu chí đánh giá của LEED.
Kế hoạch phát triển tổng thể khu vực thành phố Hồ Chí Minh của công ty CoCa Cola Việt Nam đã chứng minh một mô hình thành công trong việc áp dụng sản phẩm thép CleanColorbond® Thermatech® . Việc sử dụng các sản phẩm tấm lợp có công nghệ Thermatech® đạt chỉ số phản xạ năng lượng mặt trời 85%, giúp giảmsự hấp thụ nhiệt từ mặt trời và giảm năng lượng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa không khí.
Công nghệ SRI cao như của thép CleanColorbond® Thermatech® đã góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính cũng như giảm thiểu tác động của quá trình biến đổi khí hậu thông qua việc làm giảm bớt đi bức xạ nhiệt ra môi trường bên ngoài.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Giám đốc chuỗi cung ứng toàn quốc của Coca Cola tại Việt Nam phát biểu:
“Phát triển bền vững là mục tiêu cốt lõi của Coca Cola toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Áp dụng tiêu chuẩn LEED trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi. Thông qua việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, kể đến như sản phẩm CleanColorbond® Thermatech® của NS BlueScope Việt Nam, đồng nghĩa với việc chúng ta có thể giảm thiểu năng lượng và lượng nước tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm chi phí vận hành và bảo dưỡng, cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc lành mạnh”
Bà Diễm cũng nhấn mạnh “Quan trọng hơn cả, sản phẩm thép Clean Colorbond® Thermatech® có thể giúp chúng ta đạt được chứng chỉ LEED”.Ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốcNS BlueScope Việt Nam, đơn vị dẫn đầu về cải tiến công nghệ thông qua việc cung cấp các sản