20th March 2024

Ngành F&B tìm kiếm lối đi cân bằng giữa tiềm năng lớn và bền vững

Tiềm năng to lớn của ngành F&B là không thể phủ nhận nhưng ngành này cũng đang đứng trước một thách thức khác là đảm bảo tính bền vững trong khi vẫn không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường…

Tổ hợp trang trại và nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef (thuộc tập đoàn Vinamilk) sử dụng tôn mạ AM ma trận 4 lớp để đảm bảo tính bền vững của công trình.

TIỀM NĂNG TO LỚN

Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là “mảnh đất màu mỡ” cho đầu tư lĩnh vực F&B. Tầng lớp trung lưu tại đất nước hình chữ S đang ngày càng gia tăng và sự dần chiếm lĩnh thị trường của một thế hệ mới những người Việt trẻ, năng động, am hiểu công nghệ đang tạo động lực tăng trưởng cho ngành.

Theo nghiên cứu Euromonitor được công bố vào đầu năm 2023, giá trị thị trường F&B Việt Nam trong năm 2023 dự kiến tăng 18% so với 2022, đạt mốc doanh thu khoảng 720.300 tỷ đồng . Đồng thời, ngành F&B cũng là một trong những ngành chứng kiến sự tăng trưởng đầu tư vốn nước ngoài mạnh mẽ. Rất nhiều các nhà hàng mà cả các thương hiệu khách sạn lớn tầm cỡ quốc tế như Marriott, Hilton, Renaissance, Movenpick, Melia… tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam, càng khẳng định thêm cơ hội lớn cho các doanh nghiệp F&B.

CÂN BẰNG VỚI XU HƯỚNG “BỀN VỮNG”

Tiềm năng là vậy nhưng ngành F&B cũng là một trong những ngành tác động to lớn đến môi trường, sự cân bằng đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu… Ở chiều ngược lại, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực của ngành F&B. Deloitte cảnh báo mỗi độ C tăng lên trong nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể làm giảm sản lượng lúa mì tới 6%, gạo tới 3,2%, ngô tới 7,4%, và đậu nành lên đến 3,1%.

Do đó, phát triển bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của ngành F&B. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, người dùng càng đề cao các sản phẩm có tính xanh – bền vững. Điều này đặt ra một bài toán, yêu cầu các doanh nghiệp F&B tìm kiếm sự cân bằng giữa đáp ứng tiềm năng ngày càng lớn của ngành mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp sử dụng các nguồn nguyên liệu thuần chay, hữu cơ, canh tác theo phương pháp bền vững, tái sử dụng – tái chế chất thải hoặc sản phẩm dư thừa từ quá trình sản xuất, cắt giảm chất thải thực phẩm…, thậm chí là xây dựng nhà máy mang tính bền vững cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn của ngành.

Đó cũng là lý do các vật liệu sử dụng cho phòng sạch, phòng lạnh, khu vực sản xuất, … của nhà máy ngành F&B cần phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về khả năng chống ăn mòn, chống vi khuẩn sinh sôi, nhằm đáp ứng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp thực phẩm “sạch” theo xu thế.

Đơn cử như với Vinamilk – thương hiệu ngành F&B có giá trị cao nhất năm 2022 (theo Forbes) – liên tục đầu tư các công nghệ, giải pháp xanh, bền vững tại hệ thống trang trại và nhà máy sản xuất của mình.

Nhà máy Vinamilk đặc biệt sử dụng tôn mạ AM từ NS BlueScope Việt Nam để đảm bảo độ bền cho tổ hợp chuồng trại và nhà máy của mình vì đây là loại tôn có công nghệ mạ ma trận bốn lớp, có khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt. Công trình bền vững với thời gian cũng là một trong những yếu tố giúp giảm bớt tác động từ hoạt động sản xuất đến môi trường.

Không chỉ Vinamilk, các tên tuổi lớn trong ngành F&B như Coca Cola, Vissan, Masan, Heineken, Pepsi, … cũng ứng dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp cho nhà máy của mình hoặc cho các khu vực đặc thù như phòng sạch, phòng lạnh…

Nhiều đại gia ngành F&B như Vissan, Masan, Heineken, Pepsi… cũng lựa chọn tôn mạ AM ma trận bốn lớp để đảm bảo độ bền nhà máy. Ảnh: Heineken Việt Nam.

Có thể nói, những ví dụ trên là điển hình của một doanh nghiệp F&B trong việc cân bằng giữa phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Có thể bạn chưa biết, NS BlueScope là cha đẻ và là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào sản phẩm tôn mạ nhôm kẽm (AZ). Từ năm 2019, NS BlueScope ra mắt công nghệ mạ AM Activate ma trận 4 lớp – công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với mạ AZ (chỉ 2 lớp).

Công nghệ AM của BlueScope là kết quả của hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển với hơn 20 bằng sáng chế bảo hộ toàn cầu. Thiếu đi 1 hoặc nhiều yếu tố liên quan đến các hạng mục của hơn 20 bằng sáng chế trong quá trình sản xuất, lớp mạ bảo vệ AM không những không tạo được ma trận 4 lớp bảo đảm khả năng chống ăn mòn vượt trội mà còn tạo ra lớp mạ dễ tổn thương hơn, bị ăn mòn sớm ngay từ khâu sản xuất, và chống ăn mòn yếu hơn.

Tôn mạ AM ma trận 4 lớp cũng được ứng dụng để làm vật liệu cho tấm sandwich panel, là vật liệu phù hợp nhất cho phòng sạch, phòng lạnh, mái và vách của nhà máy ngành F&B nhờ khả năng chống ăn mòn vượt trội và chống sự sinh sôi của vi khuẩn.